VĂN HOÁ LÀM VIỆC TÍCH CỰC TẠI KHÔI NGUYÊN

“𝐌ộ𝐭 𝐤𝐡𝐢 𝐛ạ𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐲 𝐭𝐡ế 𝐬𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐡ĩ 𝐭𝐢ê𝐮 𝐜ự𝐜 𝐛ằ𝐧𝐠 𝐬𝐮𝐲 𝐧𝐠𝐡ĩ 𝐭í𝐜𝐡 𝐜ự𝐜, 𝐛ạ𝐧 𝐬ẽ 𝐛ắ𝐭 đầ𝐮 𝐧𝐡ậ𝐧 đượ𝐜 𝐤ế𝐭 𝐪𝐮ả 𝐭í𝐜𝐡 𝐜ự𝐜”.

5 kỹ năng làm việc tích cực chúng ta cùng nhau tạo dựng thành công nhé !

 𝐆𝐢ữ 𝐯ữ𝐧𝐠 𝐧𝐢ề𝐦 𝐭𝐢𝐧

Lòng tin với những gì đang làm sẽ tạo dũng khí để bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách của công việc. Hãy đối chiếu mục tiêu cá nhân của bạn có phù hợp với sứ mệnh của công ty không. Nếu bạn tin tưởng vào mục tiêu của công ty, bạn sẽ tích cực hơn trong công việc. Sự kết nối giữa mục đích cuối cùng của bạn và công ty sẽ khiến bạn có cảm giác điều mình đang làm có ý nghĩa nhiều hơn.

𝐓ô𝐧 𝐭𝐫ọ𝐧𝐠 𝐛ả𝐧 𝐭𝐡â𝐧 𝐯à đồ𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢ệ𝐩

Để tôn trọng đồng nghiệp, bạn phải tôn trọng bản thân trước. Hãy nắm rõ vai trò cá nhân tại công ty, bởi vai trò của các cá nhân sẽ tạo nên giá trị cuối cùng cũng là mục tiêu to lớn nhất của mỗi công ty. Một khi bạn đánh giá thấp vai trò của mình, bạn cũng có thể đánh giá thấp vai trò của các đồng nghiệp khác.
Một tập thể lớn muốn trường tồn và phát triển cần sự đóng góp của rất nhiều cá nhân. Mỗi nhân viên trong công ty đều giữ một vai trò, đảm nhiệm một chức năng nhất định và tất cả khi hợp lại sẽ tạo nên thành công của công ty. Bằng cách tìm ra điểm tốt của mỗi người, bạn sẽ học được cách tôn trọng người khác.

𝐓𝐡á𝐢 độ 𝐭𝐢ế𝐩 𝐧𝐡ậ𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜

Thái độ ở đây chính là cách bạn suy nghĩ và cư xử với mọi người và công việc. Kỹ năng làm việc tích cực thể hiện ở thái độ tiếp nhận công việc ở bạn. Nhờ vậy, bạn luôn hăng hái và say mê, nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. Khi bạn giữ được thái độ tích cực, bạn sẽ luôn nhiệt tình với công việc và điều này góp một phần lớn giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.

Lò𝐧𝐠 𝐜𝐡â𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡

Những nhân viên luôn làm việc theo sự tin tưởng, xuất phát từ tận đáy lòng sẽ trở nên tích cực hơn. Hãy học cách cảm ơn chân thành với người đã giúp đỡ bạn trong công việc, học cách bắt đầu công việc bằng sự say mê và hào hứng. Nhờ kỹ năng làm việc tích cực này mà bạn cảm thấy công việc không quá khó khăn như bạn tưởng, bạn luôn biết cách giải quyết vấn đề và sẵn sàng “đối mặt” với khó khăn, thử thách.

𝐒ự 𝐭𝐡ấ𝐮 𝐡𝐢ể𝐮

Trong công việc, có lúc bạn bất đồng với đồng nghiệp hoặc khách hàng, những người không muốn hợp tác, khiến bạn trở nên chán nản. Trong hoàn cảnh này, bạn có thể đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu lý do vì sao họ lại cư xử như vậy, từ đó tìm ra cách giải quyết hợp lý. Sự thấu hiểu ở công sở thể hiện khả năng chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm cùng đồng nghiệp, khách hàng, nhờ đó bạn hoàn thành công việc hiệu quả hơn.