Phật giáo ứng dụng vào kinh doanh

Phật giáo ứng dụng vào kinh doanh

Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và trải qua hàng chục thế kỷ, ngày nay Phật giáo vẫn chiếm vị trí nhất định trong đời sống của người dân Việt Nam. Đặc biệt trong giới doanh nhân, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, ngày càng nhiều người tìm đến với Phật giáo không chỉ để cân bằng cuộc sống cá nhân, mà còn chắt lọc những giá trị tốt đẹp ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

Những doanh nhân nổi tiếng Họ tìm thấy gì từ Phật giáo và ứng dụng vào kinh doanh ra sao?

Chủ tịch Intracom Nguyễn Thanh Việt:

Đạo Phật có những giá trị về văn hóa, tinh thần, ứng dụng được trong cuộc sống, công việc và bất kể mọi thứ đều hữu dụng. Nếu mọi người hiểu sâu về đạo Phật thì làm gì cũng tốt. Làm chính trị, kinh doanh, vị trí nào trong xã hội cũng tốt. Kể cả người dọn vệ sinh cho đến những người làm việc mà xã hội coi là vất vả nhất, khó khăn nhất, nếu biết đến rất có lợi ích”, shark Việt cho biết.

Theo shark Việt, Đạo Phật là chánh tín chứ không phải mê tín, là khuyến tấn mọi người thực hiện cái đúng. Thứ hai, đạo Phật là khoa học chứ không phải phi khoa học. Tôn giáo nào cũng tốt, nhưng đạo Phật nhấn mạnh tự giác. Mỗi người phải tự giác chứ không phải đợi người khác nhắc nhở.

Vì sao các doanh nhân lớn đều hướng tới đạo Phật? Theo chiêm nghiệm từ Chủ tịch Intracom Nguyễn Thanh Việt (Shark Việt), Đạo Phật giúp ông 99% trong công việc và cuộc sống.

“Trước khi đến với đạo Phật tôi là một người hoàn toàn khác, rất hiếu thắng. Chính tôi cũng không hiểu mình ngày ấy sao lại buồn cười đến thế. Sau khi tôi biết đến đạo Phật, tôi mới thấy mình thay đổi hoàn toàn.”

CEO Ngô Minh Tuấn chia sẻ ứng dụng đạo Phật vào kinh doanh:

Đức Phật đã từng nói rằng: “Ta là Phật còn các ngươi đang trên con đường trở thành Phật.” Vì thế, trong tâm của mỗi chúng ta đều sẽ có tánh Phật. Giả sử, tất cả chúng ta đều đang trên đường trở thành một CEO tương lai thì Ta sẽ nghĩ gì?

Nếu một CEO vừa bắt đầu gây dựng sự nghiệp nhưng lại chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân trước khi quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, của thị trường thì doanh nghiệp này chắc chắn sớm muộn gì cũng phải đóng cửa. Hãy nghĩ đến việc của người, CHO đi trước khi nhận, CEO luôn phải nghĩ cho khách hàng, cho đội ngũ nhân viên của mình.

Ngoài ra, nguyên tắc của lực hấp dẫn cũng là điều cần thiết trong kinh doanh. Nếu như lúc bắt đầu doanh nghiệp cần phải tự tìm kiếm đầu mối làm ăn, nguồn cung nguyên liệu, nhưng khi bạn đã xây dựng được một hệ thống mạnh thì chắc chắn các đơn vị khác sẽ phải tự tìm đến bạn.

Cuối cùng, NHÂN – DUYÊN cũng là điều kiện mang tính quyết định rất lớn đến thành công của một doanh nghiệp. Nhân duyên của một doanh nghiệp ở đây chính là đầu mối, mối duyên làm ăn do chính con người tạo ra hay nói cách khác đó chính là các phòng ban của doanh nghiệp, đối tác khách hàng của doanh nghiệp.

Như vậy, 100% doanh nghiệp cho dù là startup, doanh nghiệp già hay doanh nghiệp “bất ổn định” chỉ cần ứng dụng thành công được đạo Phật vào việc kinh doanh của mình chắc chắn mọi sự sẽ hanh thông.