EVFTA và lợi ích với ngành Dược EU

          Từ cuối năm 2019, đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 bắt đầu nổ ra, ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của người dân trên toàn cầu. Mặc dù đã có những giai đoạn thành công kéo dài của nhà nước Việt Nam trong việc kìm hãm sự lây lan dịch bệnh trong nước, nhưng trước sự nguy hiểm khôn lường của virus COVID, Việt Nam vẫn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do nó gây ra, từ sức khỏe, con người, cho tới nền kinh tế chung đều bị ảnh hưởng.
          Chính vì mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh nên ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng của mỗi người dân được tăng cao. Do đó, kéo theo nhu cầu cho những sản phẩm về dược và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ trong bệnh viện tăng c ao.
          Từ ngày 1 tháng 8 năm 2020, hiệp định thương mại tự do EVFTA đã giảm thuế cho các sản phẩm dược phẩm và thiết bị y tế. Thuế được giảm từ từ sẽ giúp cho tăng cơ hội thương mại của các công ty trong khối EU vào Việt Nam. Đồng thời, sự giảm bớt thuế quan này còn để “đảm bảo dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những loại thuốc cải tiến, những thuốc chất lượng cao cho người dân Việt Nam” và do vậy, đáp ứng được nhu cầu trong nước.
          Hiện nay, ở thị trường nội địa, Việt Nam vẫn chỉ mới sản xuất các sản phẩm dược cơ bản. Ngược lại, ở Liên minh Châu Âu hiện đang sản xuất những sản phẩm hiện đại nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và đạt chất lượng cao. Do vậy, EVFTA có thể được coi là một công cụ để bổ sung,  hoàn thiện cho cả hai phía.

1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM

          Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục nằm trong 20 nước có sự tăng trưởng của ngành dược mạnh nhất và ổn định nhất trên thế giới.
          Thực tế, trong vài năm trở lại đây, thị trường dược phẩm Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng hàng năm đạt 10.6% giữa 2015 và 2017.
          Không chỉ vậy, các công ty Việt Nam tập chung chủ yếu vào các thuốc generic. còn những ngành hàng còn lại (như thiết bị y tế, công nghệ sinh học, …) có tới 86% nguồn cung là thông qua nhập khẩu, đặc biệt từ khối liên minh châu Âu là 13.5%.
          Tiềm năm của thị trường Việt Nam là điều hiển nhiên, nhưng khả năng đầu tư và cải tiến của Việt Nam trong lĩnh vực này lại không được như vậy. Do vậy, con rồng nhỏ của Châu Á cần những kiến thức và kỹ năng của các đối tác Châu Âu. Nhưng sự hợp tác giữa Việt Nam và Châu Âu vốn đã tồn tại trong điều mục này. Ví dụ, giữa năm 2012 và 2017, EU đã tài trợ 1 tỷ euro vào mảng y tế của Việt Nam để “giúp đỡ cải thiện kỹ năng, đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dự phòng”.
          Giờ đây, trong khuôn khổ EVFTA, sự phát triển trong hợp tác được tăng cường và củng cố hơn sự chú ý của Việt Nam trong lĩnh vực này.

2. Khả năng tiếp cận vào thị trường Việt Nam dễ hơn cho các công ty Châu Âu.

2.1. Cắt giảm dần thuế quan

          Sự xuống cấp của các  thiết bị y tế trong các bệnh viện công đã khiến Việt Nam phải chấp nhận giảm thuế quan và không áp đặt hạn ngạch đối với các sản phẩm này như trong thỏa thuận EVFTA. Tương tự đối với các sản phẩm dược phẩm.
          Về các sản phẩm dược, thuế quan nằm trong khoảng từ 0-14%. Giờ  đây, do EVFTA đã bắt đầu có hiệu lực, 51% các sản phẩm này đã được hưởng lợi từ việc miễn trừ ngay lập tức. Các sản phẩm còn lại sẽ về mức thuế 0% trong vòng 7 năm nữa.  Điều này sẽ tạo tác động mạnh mẽ lên xuất khẩu từ Châu Âu sang Việt Nam trong những năm tới.
          Ví dụ, trong năm 2019, Pháp xuất khẩu dược phẩm sang Việt Nam đạt 263 triệu euro, tawngn 24.6% so với năm 2018, chiếm 16.27% tổng lượng hàng hóa mà Pháp xuất khẩu sang Việt Nam.
          Đạt được  những con số này là do Pháp đã có kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực y tế và thiết bị, do vậy mà Pháp vẫn đang dẫn đầu trong các nhà phân phối tới thị trường Việt Nam. Do vậy, sự cắt giảm thuế quan này sẽ cho phép Pháp duy trì vị trí và tăng thị phần trong thời gian tới.

2.2. Tiếp cận thị trường tạp vụ của chính phủ Việt Nam

          Kết thúc 2 năm chuyển đổi theo phê chuẩn của EVFTA, các công ty châu Âu sẽ có thể tiếp cận với thị trường thu mua công của Việt Nam.
          Sự tiếp cận này được tạo điều kiện bằng các ngưỡng sẽ có giá trị giảm dần trong 15 năm. Điều này sẽ làm giảm thị phần của các hợp đồng công của các công ty nội địa xuống còn 50%.
          Nhờ sự cởi mở này, Bộ Y tế và 34 bệnh viện công sẽ có thể tập chung vào việc mua sắm các sản phẩm dược. Hơn thế nữa, nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho những đơn vị này và mở ra cơ hội mới cho các công ty Châu Âu.

2.3. Khả năng thành lập “Công ty đầu tư nước ngoài”

          Luật pháp Việt Nam cấm các quốc gia nước ngoài trực tiếp phân phối thuốc trên lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, các công ty Châu Âu buộc phải sử dụng các công ty nội địa để tiếp cận thị trường Việt Nam, có thể qua sát nhập hoặc mua lại.
          Tuy nhiên, dưới các điều khoản của EVFTA, Việt Nam đã cho khép các công ty nước ngoài, đặc biệt là các nước Châu Âu để thành lập một công ty dược phẩm tại Việt Nam. Do vậy, những công ty này có thể nhập khẩu hợp pháp các sản phẩm của chính hộ, bảo quản tại nhà kho của họ và sau đó bán lại cho các nhà phân phối và bán buôn.

3. Bảo vệ các thành tựu y tế của Châu Âu

3.1. Bảo vệ dữ liệu dược phẩm

          Việt nam đã cam kết bảo vệ 5 năm các dữ liệu thử nghiệm của các sản phẩm dược.
          Tuy nhiên, khi việc tiết lộ dữ liệu để phục vụ cho mục đích đăng ký lưu hành thì phía Việt Nam cam kết sẽ bảo vệ những dữ liệu này khỏi những khai thác thương mại không công bằng.

3.2. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

          Việc tiếp thị các sản phẩm dược phẩm được bảo hộ bởi bằng sáng chế phải tuân thủ theo các thủ tục cấp phép hành chính, đôi khi có thể tốn nhiều thời gian.
          Khi EVFTA có hiệu lực, điều khoản bằng sáng chế và các quyền liên quan sẽ được mở rộng khi trì hoãn quá hạn do các thủ tục đã rút ngắn thời hạn có hiệu lực của bằng sáng chế. Thời gian tối đa của việc mở rộng này không quá 2 năm. Bằng cách này, các khoản dự phòng hành chính sẽ được bồi thường, khiến Việt Nam trở thành một thị trường an toàn cho các công ty Châu Âu.
          Do đó, tại thời điểm khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên nhanh chóng tại khu vực này, EVFTA sẽ khiến cho ngành dược Việt Nam trở nên thu hút hơn, cho phép các nhà đầu tư Châu Âu có cơ hội phát triển và cho phép người dân Việt Nam được hưởng lợi từ các sản phẩm chất lượng tốt và giá thành rẻ từ Châu Âu.
          Việc chính phủ Việt Nam đã quản lý tốt đại dịch COVID-19 và những thách thức do dân số đang bắt đầu già hóa và khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe tại các khu vực bị cách ly đã khiến Việt Nam trở thành một vùng đất của những cơ hội cho sự phát triển của ngành Dược phẩm.
          Tuy nhiên, vẫn tồn tại nguy cơ từ phía khối liên minh các nước châu Âu xuất khẩu những sản phẩm tân tiến, chất lượng với giá thành rẻ ở Việt Nam sẽ khiến ngành dược Việt Nam tự phát triển khả năng cạnh tranh, hay ngược lại, nó sẽ khiến ngành công nghiệp này nằm dưới cái bóng của các đối thủ từ Châu Âu?
Nguồn: CCIFV